VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY
Thời gian gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo trực tuyến mới là cuộc gọi video deepfake. Các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung để tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.
Theo đại diện OpenAI, công cụ chống đạo văn được đào tạo dựa trên các tập dữ liệu do con người và trí tuệ nhân tạo viết về cùng một chủ đề. Từ đó, nó tự động dán nhãn nội dung viết bởi ChatGPT và các sản phẩm khác của OpenAI.ads.txt
Doanh nghiệp cần có chữ ký số để kê khai Thuế qua mạng: Theo quy định của pháp luật, ngay sau khi doanh nghiệp thành lập và có giấy phép kinh doanh thì phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài. Đồng thời, theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng.
Sự khác biệt giữa bảo mật CNTT (IT Security) và an ninh mạng hay an toàn không gian mạng (Cybersecurity) là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng khái niệm và vai trò của chúng trong việc bảo vệ chống lại tin tặc và các mối đe dọa trực tuyến khác.
Hành vi tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) là hành vi trái pháp luật và tùy theo mức độ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy DDoS là gì và mức xử phạt tấn công mạng DDoS 2022 được quy định như thế nào?
Khác nhau giữa công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ số là như thế nào?
Công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của CNTT với sự xuất hiện một số công nghệ mang tính đột phá của CMCN 4.0. CNTT là nói đến phần mềm, máy tính, thường là riêng lẻ, tự động hoá những việc mà chúng ta đang làm một cách thủ công, thí dụ như phần mềm xử lý văn bản, quản lý cán bộ, kế toán. Công nghệ số là nói đến các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, Internet vạn vật.
Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố kết quả cuộc bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2021. Đây đã là năm thứ 16 sự kiện bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức. Năm nay, các sự kiện này thuộc về nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ chế chính sách, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nghiên cứu ứng dụng, tôn vinh nhà khoa học, hội nhập quốc tế.
Ngày 08/12/2021, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng”. Hội thảo được trực tuyến tại 63 điểm cầu của Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời kỳ 4.0 luôn đi kèm với sự phổ biến và ngày càng tinh vi hơn của các cuộc tấn công có chủ đích (APT), đặc biệt trong thời kỳ dịch COVID-19. Các cuộc tấn công có chủ đích hướng đến các nạn nhân chủ yếu là các tổ chức tư nhân lớn hay mạng lưới chính phủ vì các động cơ kinh doanh hoặc chính trị thường xảy ra với quy mô lớn gây tổn thất nặng nề.
Giải pháp thị giác máy tính Cybervision của Trung tâm Không gian mạng Viettel ứng dụng trong đô thị thông minh bước đầu mang lại nhiều giá trị tích cực cho Chính quyền và người dân. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trên toàn cầu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội để bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng quốc gia cho Việt Nam.