Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu


VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Internet vạn vật (IoT) là gì? Hoạt động như thế nào? Tại sao lại quan trọng?

Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực của Internet kết nối vạn vật, từ IoT của người tiêu dùng, IoT của doanh nghiệp đến IoT của các ngành sản xuất và công nghiệp (IIoT). Các ứng dụng IoT trải dài trên nhiều ngành dọc bao gồm máy móc tự động, giao thông vận tải, viễn thông, năng lượng, xây dựng, y học, tài chính v.v.

Thing trong Internet of Things (Mạng lưới vạn vật kết nối) ở đây có thể là người có bộ cấy ghép để giám sát hoạt động của tim, một động vật với chip sinh học (có khả năng tự động nhận và truyền tín hiệu radio), một chiếc ô tô có bộ cảm biến lắp sẵn để cảnh báo cho người lái khi áp suất lốp thấp hoặc bất cứ vật thể nào khác trong tự nhiên hay do con người làm ra mà được gán một địa chỉ IP và có khả năng truyền dữ liệu qua mạng.

IoT bao gồm sự hội tụ đến đỉnh cao của công nghệ không dây, hệ thống cơ điện vi mô (MEMS), microservice (một kiểu kiến trúc phần mềm, chia phần mềm thành những dịch vụ rất nhỏ) và Internet. Điều này đã phá vỡ bức tường silo giữa công nghệ vận hành (OT) và công nghệ thông tin (IT), cho phép phân tích các dữ liệu phi cấu trúc để có được những hiểu biết, cải thiện hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các thiết bị đeo được cũng được sử dụng vì mục đích an ninh công cộng (public safety) – như: cải thiện thời gian phản ứng của người ứng cứu trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách cung cấp các tuyến đường được tối ưu hóa đến một địa điểm hoặc bằng cách theo dõi các dấu hiệu quan trọng của công nhân xây dựng hoặc lính cứu hỏa tại các địa điểm nguy hiểm đến tính mạng.

IoT hoạt động như thế nào?

Hệ sinh thái IoT bao gồm các thiết bị thông minh hỗ trợ web, sử dụng các hệ thống nhúng chẳng hạn như các bộ xử lý, cảm biến và phần cứng truyền thông, để thu thập, gửi và thao tác trên dữ liệu mà chúng thu thập được.

Các thiết bị IoT chia sẻ dữ liệu cảm biến mà chúng thu thập được bằng cách kết nối với cổng IoT hoặc thiết bị  khác nơi dữ liệu được gửi đến đám mây để phân tích hoặc phân tích cục bộ. Đôi khi, các thiết bị này giao tiếp với các thiết bị liên quan khác và hoạt động dựa trên thông tin chúng nhận được từ nhau. Các thiết bị này thực hiện hầu hết công việc mà không có sự can thiệp của con người, mặc dù mọi người có thể tương tác với các thiết bị – ví dụ như: tạo các thiết lập cài đặt, cung cấp các hướng dẫn hoặc truy cập dữ liệu.

Đối với từng ứng dụng IoT cụ thể sẽ có các hình thức kết nối, mạng và giao thức giao tiếp được thiết lập tương ứng sử dụng cho các thiết bị hỗ trợ web này (thiết bị IoT)

IoT cũng có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ học máy (machine learning) để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng và năng động hơn.

Tầm quan trọng của IoT

Internet vạn vật giúp mọi người sống và làm việc thông minh hơn, cũng như hỗ trợ đắc lực hơn cho  cuộc sống của họ. Ngoài việc cung cấp các thiết bị thông minh để tự động hóa các ngôi nhà, IoT là điều cần thiết cho hoạt động kinh doanh. IoT cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn thời gian thực về cách hệ thống của họ thực sự hoạt động, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về mọi thứ từ hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.

IoT cho phép các công ty tự động hóa các quy trình và giảm thiểu chi phí vận hành. Nó cũng cắt giảm lãng phí, cải thiện việc cung cấp dịch vụ, giúp sản xuất và giao hàng ít tốn kém hơn, cũng như mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng.

Do đó, IoT là một trong những công nghệ quan trọng nhất của cuộc sống hàng ngày và nó sẽ tiếp tục tăng trưởng khi có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của các thiết bị được kết nối để giữ cho chúng cạnh tranh.

Lợi ích của IoT 

Internet vạn vật mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức. Một số lợi ích chỉ dành cho một số ngành riêng biệt nào đó và một số lợi ích thì có thể áp dụng cho nhiều ngành. IoT khuyến khích các công ty suy nghĩ lại về cách họ tiếp cận doanh nghiệp và cung cấp cho họ các công cụ để cải thiện chiến lược kinh doanh.

IoT phổ biến nhất trong các tổ chức hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và tiện ích, với việc sử dụng các cảm biến và các thiết bị IoT khác nhau. Tuy nhiên, IoT cũng được sử dụng cho các tổ chức trong các ngành cụ thể, cơ sở hạ tầng và tự động hóa.., dẫn đến việc một số tổ chức hướng tới thời kỳ hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số.

 

 

Ưu điểm và nhược điểm của IoT?

Một số ưu điểm của IoT:

  • Khả năng truy cập thông tin từ mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị
  • Cải thiện giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối
  • Truyền gói dữ liệu qua mạng kết nối, tiết kiệm thời gian và tiền bạc
  • Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và giảm nhu cầu can thiệp của con người.

Một số nhược điểm của IoT:

  • Khi số lượng thiết bị được kết nối tăng lên và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị thì lưu lượng xử lý thông tin sẽ tăng lên. Điều này càng đòi hỏi cần phải có một nền tảng ứng dụng chung với khả năng xử lý mạnh mẽ.

 

Tham khảo nguồn từ ENGADGET.COM, TECHCRUNCH.COM, TRUETECH 

 

 

 ads.txt

In bài viết
THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
☎️ 0243.201.1061   ☎️ 0927890588
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

      

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 77
Trong ngày: 239
Trong tuần: 669
Lượt truy cập: 594227
Loading...