Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu


VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Mưa sao băng Perseids lớn nhất năm

Đêm ngày 12 rạng sáng 13/8, những người yêu thích thiên văn Việt Nam có cơ hội ngắm cực điểm của cơn mưa sao băng lớn nhất trong năm mang tên Perseids.


115830_muasaobang0

Hình dạng của chòm sao Perseus (nơi các mũi tên tỏa ra là khu vực trung tâm, nơi xuất phát của đa số các sao băng). Ảnh: VACA

Cơ hội quan sát mưa sao băng lớn nhất năm vào đêm nay

Theo Hội Thiên văn  và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), mưa sao băng Perseids diễn ra vào tháng 8 hàng năm, là một trong hai cơn mưa sao băng lớn nhất trong năm cùng với Geminids (tháng 12). Hiện tượng này là những mảnh vụn còn sót lại khi sao chổi 109P/Swift-Tuttle tiến về phía Mặt trời. Lần cuối khi sao chổi này tới gần Mặt trời và cắt qua quỹ đạo của Trái đất là năm 1992 và lần tiếp theo sẽ là năm 2026.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch VACA, "Perseids là một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất hàng năm với cực điểm có thể đạt từ 60 tới 100 sao băng mỗi giờ". 

Cùng với mưa sao băng Geminids xuất hiện vào tháng 12, mưa sao băng Perseids là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm.

Vào những năm không bị Mặt Trăng ảnh hưởng, một số nơi có thể quan sát từ 150-200 vệt sao băng một giờ.

Hình thành từ các tàn dư của sao chổi Swift-Tuttle khi băng qua Trái đất, mưa sao băng Perseids xuất hiện trên bầu trời từ 17/7 đến 24/8 hằng năm, đạt cực đại vào đêm 12, rạng sáng ngày 13/8.

Thời điểm và cách quan sát mưa sao băng Perseids tốt nhất

Sao băng Perseid chụp tại Alberta, Canada ngày 12/8/2021. Ảnh: Joel Weatherly/EarthSky

Thời điểm phù hợp quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú này là vào các đêm lân cận cực điểm, thời gian lý tưởng nhất sẽ là từ sau 2h sáng, khi đó mặt trăng sắp lặn còn chòm sao Perseus đã lên đủ cao. Lúc này, người quan sát chỉ cần nhìn về phía bầu trời Đông Bắc và tìm chòm sao Perseus. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, cách đơn giản nhất là nhìn lên bầu trời Đông Bắc với góc nhìn tính từ mặt đất 30 - 50 độ trong khoảng 5 phút để mắt quen với bóng tối.

Với mưa sao băng, mắt thường hoàn toàn có thể quan sát dễ dàng và không cần tới dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên ông Sơn giải thích, sao băng không giống như pháo hoa như nhiều người tưởng, ngay cả ở lúc cực điểm với điều kiện quan sát lý tưởng, khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây tới nhiều phút. Ngoài ra, bạn chỉ có thể quan sát mưa sao băng khi trời không có mây mù hoặc mưa, tránh xa những khu vực ô nhiễm ánh sáng và cần có góc nhìn đủ rộng cùng tư thế quan sát thoải mái, an toàn.

Lưu ý chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí khi quan sát mưa sao băng Perseid. Các dải sao băng xuất hiện nhiều nhất tại khu vực chòm sao Anh Tiên nhưng cũng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên bầu trời.

Trận mưa sao băng đáng chú ý tiếp của năm là mưa sao băng Orionids, có cực điểm vào 21-22/10.

Đêm nay, khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có điều kiện thuận lợi để quan sát mưa sao băng Perseids.

Miền Bắc khó quan sát mưa sao băng Perseids hơn do trời nhiều mây

Dự báo các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ sẽ đón mưa sao băng trong thời tiết đẹp, trong khi miền Bắc khó quan sát hơn do trời nhiều mây.

Việc quan sát mưa sao băng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, miền Bắc đang trong một đợt mưa dông diện rộng.

Dự báo, đêm 12, rạng sáng ngày 13, trời  miền Bắc nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Vì vậy, cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng tuyệt đẹp ở miền Bắc sẽ rất khó khăn. 

Tương tự, tại Thanh Hóa và Nghệ An, trong đêm ngày 12 rạng sáng ngày 13/8, trời cũng nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác nên điều kiện quan sát mưa sao băng hạn chế.

Trong khi đó, khu vực từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có thể quan sát mưa sao băng Perseid khá thuận lợi khi trời quang mây và không chịu ảnh hưởng của Mặt Trăng. 

Tây Nguyên và Nam Bộ trong đêm 12, rạng sáng ngày 13/8 sẽ có mây và mưa rào rải rác nên điều kiện quan sát mưa sao băng không thuận lợi.

hanoionline

In bài viết
THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
☎️ 0243.201.1061   ☎️ 0927890588
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

      

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 67
Trong ngày: 110
Trong tuần: 546
Lượt truy cập: 594056
Loading...