VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Chuyển đổi số trong marketing giúp doanh nghiệp vượt qua đại khủng hoảng

1. Chuyển đổi số trong marketing mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Dù thực hiện chiến dịch marketing theo kiểu nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là mang lại khách hàng cho doanh nghiệp. Và chắc chắn, khách hàng sẽ lựa chọn những thương hiệu mang lại cho họ trải nghiệm hài lòng hơn là những thương hiệu chỉ biết quảng cáo về bản thân họ hay sản phẩm, dịch vụ họ bán.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong marketing thể hiện ở những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Thứ nhất là tăng chất lượng cho trải nghiệm người dùng. Chắc chắn rồi, nhờ vào công nghệ AI hay AR mà doanh nghiệp xây dựng nên trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng và tiếp cận khách hàng ở mọi nơi mà khách hàng xuất hiện. Coca-Cola là thương hiệu đi đầu trong việc mang lại trải nghiệm đột phá, mới mẻ cho khách hàng ở cả môi trường online lẫn offline khi sử dụng máy bán hàng hay chatbot tích hợp AI.

Với marketing automation, 80% khách hàng có nhiều khả năng mua từ các thương hiệu cung cấp trải nghiệm tùy chỉnh, theo báo cáo năm 2018.

Thứ hai là giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí. Các công nghệ của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối đa hóa ngân sách cho marketing và chi tiêu hiệu quả từng đồng ngân sách đó. Khi các công việc đơn giản được tự động hóa, doanh nghiệp có thể cắt giảm được rất nhiều chi phí và tái đầu tư vào những hoạt động sáng tạo khác, đem lại hiệu quả cao hơn.

Thứ ba là tiết kiệm thời gian. Những công việc mà doanh nghiệp đã từng mất từng ngày, từng giờ thì nhờ tự động hóa marketing, chỉ cần vài phút là đã giải quyết xong. Sự bùng nổ của công nghệ đã giúp các nhà tiếp thị cắt bỏ những công việc không cần thiết để dành thời gian tạo ra nội dung và chiến lược mà máy móc, công nghệ không thể thay thế.

Thứ tư là tăng cường mối quan hệ với khách hàng mục tiêu. Bắt nguồn từ việc doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ thông tin của khách hàng (họ tên, số điện thoại, email, sở thích, số lần truy cập, nội dung yêu thích…) cho tới việc cá nhân hóa thông điệp marketing đều là chất keo gắn kết doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Đồng thời tái gắn kết với những khách hàng đã mất.

Chuyển đổi số trong marketing thúc đẩy mối quan hệ khăng khít giữa khách hàng và doanh nghiệp

Thứ năm là cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Hãy luôn ở đó khi khách hàng cần để giải quyết vấn đề của họ là cách tốt nhất để tăng tỷ lệ chuyển đổi trong marketing. Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng công cụ Dynamic Ads của Facebook và Dynamic Search Ads của Google cá nhân hóa mẫu quảng cáo ở quy mô lớn, và thu về kết quả là tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng luôn ở ngưỡng cao.

Thứ sáu là mở rộng phạm vi tiếp cận. Công nghệ mà cụ thể là Trí tuệ nhân tạo đã tiếp thêm sức mạnh cho các marketer để họ xác định chính xác “diện mạo người mua” và tương tác với họ. Ví dụ, LinkedIn hiểu được quan tâm của người dùng nhờ vào lịch sử tương tác của họ với các chủ đề, nội dung để từ đó cung cấp những nội dung phù hợp hơn trong tương lai.

2. Các công nghệ đẩy nhanh chuyển đổi số trong marketing

2.1. Công nghệ AR tăng trải nghiệm khách hàng

AR (Augmented Reality) hay còn gọi là công nghệ thực tế ảo tăng cường dùng để mô phỏng một vật thể ảo để con người có thể tương tác trong môi trường thế giới thật. Khác biệt hoàn toàn với công nghệ VR – ảo hoàn toàn, công nghệ AR đem lại sự tương tác qua lại giữa môi trường thật và ảo. Công nghệ AR không đòi hỏi nhiều về thiết bị phần cứng như VR mà chủ yếu sử dụng phần mềm để sử lý các thuật toán.

Công nghệ AR

Công nghệ AR như một món gia vị mà doanh nghiệp thêm vào để xóa đi sự nhàm chán của các chiến dịch marketing. Doanh nghiệp có thể tạo hiệu ứng hình ảnh, video, âm thành để khách hàng trực tiếp cảm nhận, tương tác rồi nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

Ví dụ, thương hiệu cafe Starbucks đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường trong marketing khi xây dựng chiến dịch để khách hàng tận mắt chứng kiến hạt được chuyển thành cà phê cappuccino như thế nào?

2.2. Memoji và Animojis cá nhân hóa

Khách hàng đã rất quen thuộc với emoticon nhưng còn memoji và animojis thì sao?
Memoji và Animojis không còn là những biểu tượng cảm xúc bất động, phổ biến nữa mà khách hàng có thể tạo ra nhân vật ảo để mô phỏng bản thân. Nhờ vào công nghệ, khách hàng có thể tự thiết kế memoji theo ý muốn của riêng mình với màu da, kiểu tóc, đặc điểm khuôn mặt, phụ kiện, thậm chí là cả tâm trạng khác nhau và gửi tới người dùng khác.

Công nghệ Animojis trong chuyển đổi số trong marketing
Công nghệ Animojis

Công nghệ này mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, đánh trúng tâm lý “thể hiện cái tôi”, thể hiện chất riêng của khách hàng.

2.3. Trí tuệ nhân tạo (AI) kết nối khách hàng

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã “vươn tay” chạm đến mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế – xã hội, trong đó có thế giới nội dung và sáng tạo của marketing.

Chatbot là một trong những công nghệ AI được sử dụng phổ biến nhất hiện nay dưới hình thức tương tác với người dùng thông qua máy tính. Thay vì chỉ làm việc 8 tiếng/ ngày như những nhân viên marketing khác, chatbot làm việc 24/24 và quan trọng hơn cả là dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu rieegn của mỗi khách hàng. Thực tế cho thấy, sử dụng chatbot trong việc tương tác với khách hàng hiệu quả gấp 5 lần so với phương pháp truyền thống.

2.4. Xu hướng “bot-to-bot”

Bot-to-bot được 2/3 chuyên gia marketing kỳ vọng sẽ trở thành cách thức tương tác chính với thương hiệu trong tương lai. Đó chính là những trợ lý số cá nhân như Google, Siri hay Alexa sẽ kết nối trực tiếp với các chatbot của thương hiệu và các đại diện chăm sóc khách hàng trong thế giới ảo để tiết kiệm thời gian mà hiệu quả mang lại thậm chí có phần cao hơn.

Các con bot sẽ ngày càng thay khách hàng thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, bao gồm cả quyết định mua hàng! – Ông Aaron Shapiro, nhà sáng lập và nguyên Giám đốc Điều hành của Huge.

Mọi người sẽ vẫn muốn lựa chọn và sự ngẫu nhiên, nhưng họ vẫn chuộng các phương án giúp tiết kiệm thời gian gọi đến thương hiệu.

3. Các bước chuyển đổi số trong marketing

Chuyển đổi số trong marketing không phải là lựa chọn có hoặc không nữa mà là điều bắt buộc phải làm nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.

các bước chuyển đổi số trong marketing

Lộ trình 6 bước dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số ở khâu tiếp thị, truyền thông.

Bước 1: Đặt ra mục tiêu cụ thể

Dựa vào những dữ liệu của các chiến dịch marketing hiện có và kết quả trong quá khứ, Giám đốc Tiếp thị hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được cho công cuộc chuyển đổi số trong marketing.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo từ những chiến dịch thành công trên Thế giới để chia nhỏ những mục tiêu của mình.

Bước 2: Phân khúc đối tượng

Có nhiều cách để phân khúc đối tượng: dựa vào nhân khẩu học, dựa vào lĩnh vực làm việc, dựa vào cấp độ nghề nghiệp hay thậm chí dựa vào sở thích cá nhân. Dù đối tượng được chia thành các phân phúc nào thì nó cũng là việc quan trọng trong quá trình tự động hóa, số hóa hoạt động tiếp thị.

“Người tiêu dùng kỳ vọng vào sự lan toả cá nhân hoá trong tất cả trải nghiệm, đặc biệt, đối với nội dung và thương mại. Đến năm 2030, tôi nghĩ điều này sẽ không phải là kỳ vọng nữa, mà là hiện thực. Khi nhắc đến nội dung và thương mại, cơ chế phân phối sẽ là các hệ sinh thái khép kín cho phép thương hiệu lồng ghép bản thân họ vào trải nghiệm của khách hàng như một giá trị gia tăng”. – Aaron Goldman, CMO của 4C Insights

Bước 3: Tạo sơ đồ

Trong chiến lược chuyển đổi số, doanh nghiệp hãy đi giải bài toàn nếu – thì (if- then). Tức là nhìn thấy kết quả của hành động thì hãy làm, còn không thì thôi.

Ví dụ với email chào mừng, nếu khách hàng tương tác với nó thì sẽ nhận được một lời đề nghị liên quan đến hành động mà họ đã thực hiện. Nếu họ đồng ý với lời đề nghị, thì họ sẽ nhận được một chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng mới,…

Bước 4: Đánh giá, đo lường

Hãy thử nghiệm các chiến dịch, sử dụng chiến thuật A/B testing để tìm ra nội dung, thông điệp đánh trúng tâm lý khách hàng nhất. Như vậy, mới có thể cải tiến liên tục để hướng tới kết quả tốt nhất.

Ví dụ, email của bạn có tỷ lệ mở thấp, hãy thử thay đổi tiêu đề email. Còn khi tỷ lệ mở email đã cao, hãy cải tiến lời kêu gọi hành động để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

4. Lưu ý khi thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động marketing của doanh nghiệp

Khảo sát thực tế cho thấy, một ngày khách hàng sẽ được tương tác với 3000-5000 mẫu quảng cáo khác nhau nhưng chỉ có thể ghi nhớ 1-5 mẫu quảng cáo mà thôi. Vậy làm cách nào để thông điệp của bạn lưu lại trong tâm trí khách hàng?

Hãy chú ý đến 4 quy tắc dưới đây khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

  • Thứ nhất, lấy người tiêu dùng làm trung tâm
  • Thứ hai, thiết kế chiến lược tiếp thị theo quan điểm của khách hàng
  • Thứ ba, tự động hóa tiếp thị phải có sự kiểm soát
  • Thứ tư, theo dõi hành vi và chăm sóc các khách hàng tiềm năng

5. Chuyển đổi số trong marketing – Thành công của Starbucks

Starbucks là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới đặt trụ sở chính tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Starbucks đã mở rộng mạng lưới của mình ra 75 quốc gia với 30.000 cửa hàng.

Thành công của Starbuck được tạo thành từ nhiều yếu tố nhưng giới marketing hay công nghệ thường xuyên rỉ tai nhau về chiến lược chuyển đổi số đã tái thiết Starbuck thành công ty công nghệ bán cafe bậc nhất hiện nay.

Thành công của Starbucks trong chuyển đổi số trong marketing
Chuyển đổi số trong marketing nhìn từ thành công của Starbucks

Giữa bối cảnh “giãn cách xã hội” và kinh tế suy thoái toàn cầu thì chuyển đổi số trong marketing là một giải pháp cứu cánh hữu hiệu, dễ thực hiện với các doanh nghiệp muốn vượt qua cơn đại khủng hoảng này.

6. Automation marketing – giải pháp chuyển đổi số trong marketing được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn

Automation marketing hay còn gọi là tự động hóa tiếp thị giúp doanh nghiệp kết nối bộ phận sale và marketing, tự động cập nhật khách hàng tiềm năng, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nhờ vậy mở rộng được thị phần kinh doanh.

Automation marketing bao gồm các yếu tố sau: email marketing, landingpage, kịch bản chăm sóc khách hàng, biểu mẫu thu thập thông tin khách hàng,…

Nhờ áp dụng automation markerting mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 40% thời gian làm việc thủ công và chi phí. Nên hiện nay đối tượng áp dụng automation marketing ngày càng được mở rộng ra hầu hết các ngành như: sức khỏe y tế, tài chính ngân hàng, truyền thông, bán lẻ,… Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phần mềm theo hướng tiếp cận và tương tác với khách hàng để giữ chân và nhân rộng mối quan hệ trong cả vòng đời của khách hàng.

Nguồn https://amis.misa.vn/

 

ads.txt

THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điện thoại: 0243.201.1061/ 09046343880904153125
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 56
Trong tuần: 342
Lượt truy cập: 499245