VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Kỹ năng viết về nguời tốt việt tốt (Dùng cho các lớp bồi duỡng công tác thông tin cơ sở)

1608052075702

VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 KỸ NĂNG VIẾT VỀ

GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

 

 

(DÙNG CHO CÁC LỚP BỒI DƯỠNG

CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ)

 

 

  1. Nêu gương người tốt, việc tốt rất quan trọng, thời nào cũng cần

Trong kháng chiến, phong trào người tốt, việc tốt đã góp phần quan trọng động viên toàn dân ta đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và chuẩn bị con người cho việc xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Ngày nay các phong trào: Ðền ơn đáp nghĩa; Xây dựng nhà tình nghĩa; Phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam Anh hùng; ủng hộ các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam; ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; Xây dựng Quỹ ủng hộ người nghèo; Thanh niên tình nguyện; Xây dựng gia đình văn hóa và Bảo vệ an ninh Tổ quốc... đang được nhân dân cả nước đồng tình và tích cực tham gia. Những phong trào này ngày càng phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc ta.

Bạn đọc cả nước rất hoan nghênh Báo Nhân Dân, Báo Quân đội Nhân dân và Báo Lao động đã phối hợp tổ chức cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý". Ðây là những bài viết về gương những người có việc làm tốt của nhân dân ta ở khắp mọi miền của Tổ quốc, những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến nay). Cuộc thi viết này chính là sự tiếp nối việc tuyên truyền giới thiệu những tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta của Bác.

Trong giai đoạn hiện nay, việc ủng hộ và tham gia tích cực các hoạt động trên đây chính là chúng ta đang thực hiện lời Bác dạy: Noi gương người tốt để làm việc tốt, góp phần nhỏ bé của mình vào phong trào thi đua yêu nước của đồng bào cả nước.

  1. Một sáng kiến từ Bác Hồ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phong trào Người tốt, việc tốt, bởi theo Người, đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đẹp của dân tộc, đó là "một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn".

Nhằm làm cho công tác tuyên truyền, giáo dục gương người tốt, việc tốt ngày càng phát huy tác dụng sâu rộng trong nhân dân, tháng 6 năm 1968, Bác Hồ đã chỉ đạo việc xuất bản sách Người tốt, việc tốt để mỗi người đều có thể học tập và làm theo.

Theo Bác, người tốt, việc tốt ở đâu cũng có, ngành giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có. Những việc làm của họ, dù nhỏ, nhưng giống như những giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng thành suối, thành sông và hợp thành biển cả... có một ý nghĩa lớn lao, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như lòng nhân ái "thương người như thể thương thân", "mình vì mọi người" của nhân dân ta. Những việc làm đó cần được khen thưởng đúng mức để động viên, khuyến khích mọi người hăng hái làm những việc ích nước lợi nhà.

Trong nhiều năm Bác đã theo dõi những việc làm tốt hằng ngày của những người bình thường, người thật việc thật trong bộ đội, công nhân, nông dân, trí thức, phụ lão, phụ nữ, thiếu nhi; trong các ngành, các giới, các địa phương, ở miền ngược, miền xuôi và bà con kiều bào mới về nước. Những người đã làm công việc không do mình phụ trách, không vì quyền lợi của bản thân hay của người quen biết.

  1. Một mảng đề tài của báo chí cách mạng Việt Nam và là đề tài khó

Báo chí Việt Nam mới có dạng bài người tốt, việc tốt được xem như một thể loại cùng với các thể loại báo chí khác do Bác Hồ- Nhà báo cách mạng vĩ đại đã khai sáng và sử dụng rất thành công như một vũ khí chính trị sắc bén trong việc đấu tranh chống các thế lực thù địch, chống cái xấu, ác, khơi dậy đức tính tốt đẹp của con người trong các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhận thức rõ ưu thế và sự đóng góp to lớn không thể phủ nhận của thể loại người tốt, việc tốt, việc tuyên truyền gương người tốt, việc tốt đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nền báo chí cách mạng nước ta. Nhiều tờ báo từ Trung ương đến địa phương đã mở chuyên mục “ người tốt, việc tốt” ở những vị trí trang trọng. Nhiều cơ quan báo chí đã cử những phóng viên đạo đức tốt, tay nghề giỏi để viết gương người tốt, việc tốt. Vì thế, nhiều bài viết về gương người tốt, việc tốt đã có sức lay động lòng người, có tiếng vang, có sức thuyết phục, tính giáo dục cao, tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Ai cũng nói rằng, viết về gương “Người tốt- việc tốt” là một mảng để tài khó bởi tìm được người tốt đã khó, viết về người tốt còn khó hơn. Cái khó đầu tiên khi thực hiện mảng đề tài này là tìm được tấm gương thực sự tốt, thực sự điển hình để viết; lan tỏa những tấm gương đó đến bạn đọc; và rồi, sau khi đọc bài báo, bạn đọc sẽ cảm nhận được rằng, người đó rất tốt, rất xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

Không chỉ sáng lập, Bác còn dạy cách viết gương người tốt, việc tốt chính xác, hợp lý. Khi đồng chí Hà Huy Giáp đọc chuyện một anh bộ đội, chiến đấu bị thương nặng, thủng bụng. Khi phẫu thuật (Bác nhắc: Sao không viết là mổ), chiến sỹ nọ vẫn ngẩng đầu động viên bác sỹ…Bác nhận xét: Bị thương nặng thủng bụng còn ngẩng đầu lên động viên bác sỹ thì có đúng thế không? Có lẽ hư cấu hoặc chưa đến nỗi thủng bụng, nói tố lên? Phải nói sao cho chính xác, hợp lý thì người ta mới tin, mới có tác dụng giáo dục. Còn cái đoạn anh bộ đội phất cờ để ra hiệu bắn, khi anh bị thương tay nọ sao không phất cờ bằng tay kia mà lại buộc cờ vào tay gãy, có vẻ vô lý đấy!

  1. "Người tốt, việc tốt" là một phương pháp giáo dục hay

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phong trào Người tốt, việc tốt, bởi theo Người, đó là những bông hoa đẹp trong vườn hoa đẹp của dân tộc, đó là "một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn". Nhằm làm cho công tác tuyên truyền, giáo dục gương người tốt, việc tốt ngày càng phát huy tác dụng sâu rộng trong nhân dân, tháng 6 năm 1968, Bác Hồ đã chỉ đạo việc xuất bản sách Người tốt, việc tốt để mỗi người đều có thể học tập và làm theo.

  1. Người tốt việc tốt họ là ai, ở đâu?

Sinh thời, Bác Hồ thường xuyên theo dõi gương người tốt, việc tốt trên các báo...Theo Bác, họ đều là những người bình thường, làm những việc bình thường cho xã hội. Những việc bình thường ấy, ai cũng có thể làm được nếu cố gắng một chút. Và nếu ai cũng làm theo người tốt thì cái tốt sẽ thành phổ biến và xã hội ta sẽ tốt lên. Sinh thời, Bác Hồ đã tặng Huy hiệu cho gần bốn nghìn người.

Theo Bác Hồ, người tốt, việc tốt ở đâu cũng có, ngành giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có. Những việc làm của họ, dù nhỏ, nhưng giống như những giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng thành suối, thành sông và hợp thành biển cả... có một ý nghĩa lớn lao, thể hiện tinh thần trách nhiệm cũng như lòng nhân ái "thương người như thể thương thân", "mình vì mọi người" của nhân dân ta. Những việc làm đó cần được khen thưởng đúng mức để động viên, khuyến khích mọi người hăng hái làm những việc ích nước lợi nhà.

Trong nhiều năm Bác đã theo dõi những việc làm tốt hằng ngày của những người bình thường, người thật việc thật trong bộ đội, công nhân, nông dân, trí thức, phụ lão, phụ nữ, thiếu nhi; trong các ngành, các giới, các địa phương, ở miền ngược, miền xuôi và bà con kiều bào mới về nước. Những người đã làm công việc không do mình phụ trách, không vì quyền lợi của bản thân hay của người quen biết.

Gương các em bé dũng cảm cứu bạn, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, các cụ phụ lão tuổi đã cao nhưng vẫn tích cực trồng cây, những phụ nữ sản xuất giỏi, những chiến sĩ dũng cảm trong chiến đấu, những bác sĩ, kỹ sư luôn tận tụy với công việc, các cụ già Việt kiều sau bao năm xa quê hương, nay trở về Tổ quốc để cùng chia sẻ những khó khăn, cùng gánh vác công việc đánh Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, v.v. Tất cả những việc làm đó đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng và thuần phong mỹ tục của nhân dân ta.

  1. Tiêu chí người tốt việc tốt

Trung tâm là đạo đức, giữ bền gốc thiện

Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, người tốt, việc tốt đã có sự vận động phát triển. Chẳng hạn, có người biết làm giàu cho bản thân mình và cho quê hương đất nước, có người làm ăn buôn bán giỏi…Nhưng, dù có nét mới, có sự vận động phát triển thế nào chăng nữa, thiết nghĩ, khi viết về gương người tốt, việc tốt vẫn không thể thoát ra khỏi vòng trung tâm là đạo đức, là giữ bền gốc thiện. Vì thế, nhà báo có thể viết về các gương sáng làm giàu, nhưng không phải làm giàu bằng bất kỳ giá nào mà phải làm giàu chính đáng, giúp nhau cùng vượt khó làm giàu. Đó mới là đạo đức của con người thời kỳ mới và xã hội càng phát triển, càng cần những tấm gương trong sáng để chống lại những mặt trái đã phát lộ của kinh tế thị trường, như sự xuống cấp của đạo đức, tất cả vì đồng tiền bất chấp mọi thủ đoạn…

Những tấm gương đều được viết ngắn gọn, súc tích, biểu hiện người viết đồng cảm với nhân vật và tập trung làm nổi bật đạo đức trong sáng của con người thời đại. Đặc biệt, người viết có tâm, đức và có nghề.

Hai tiêu chí:

1- Tiêu chuẩn công nhận 'Người tốt, việc tốt': Cá nhân chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước, sống chan hòa, quan hệ tốt với quần chúng, đoàn kết, trung thực, tương thân - tương ái, có nhiều việc làm tốt, cưu mang, giúp đỡ được nhiều người, làm được nhiều việc thiện có tác dụng nêu gương trong gia đình, cộng đồng và xã hội; hăng hái tham gia các phong trào thi đua của địa phương, cơ quan, đơn vị, là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước, đầu tàu, gương mẫu; có việc làm xuất sắc được khen thưởng đột xuất và biểu dương gương tiêu biểu, điển hình trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; có tác dụng lôi cuốn mọi người noi theo, được các thành viên trong tập thể hoặc cộng đồng quý trọng, nể phục và suy tôn.

2- Tiêu chuẩn công nhận 'Việc tốt' cho cá nhân có một trong những hành động: Hoàn thành tốt nhiệm vụ đột xuất do các cấp có thẩm quyền giao trong một thời gian ngắn; có sáng kiến được áp dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả rõ rệt; có hành động dũng cảm đấu tranh chống những hành vi tiêu cực, chống những việc làm vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; lập thành tích tốt trong đấu tranh khám phá các vụ án về an ninh, kinh tế, hình sự, ma túy; có hành động dũng cảm cứu người bị nạn; có việc làm kiên quyết bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân; có hành động, việc làm thể hiện nghĩa cử cao đẹp bảo vệ và phát huy thuần phong mỹ tục, được cộng đồng ghi nhận hoặc được dư luận xã hội hoan nghênh[1]

- Người có thực, chân thực

Cái khó tiếp theo là khâu tìm địa chỉ, số điện thoại liên hệ; tìm được rồi thì phải thuyết phục sao để nhân vật đồng ý tiếp xúc và… lên báo. Bản thân người viết gương sáng mong muốn được đưa gương sáng đó đến gần người dân, để nhiều người dân biết họ, noi theo, học tập họ.

Nhưng vì nhiều lý do mà không phải lúc nào nhân vật cũng đồng ý cho viết về mình. Nhiều người kiên quyết từ chối, mong được “thông cảm” vì không muốn trở thành “người nổi tiếng”. Họ khiêm tốn cho rằng việc họ làm không có gì đặc biệt, là nhiệm vụ và họ muốn có cuộc sống bình thường…

Đối với người tốt, việc tốt trong ngành quân đội và công an lại càng khó viết. Do quy trình có tính đặc thù và chặt chẽ của 2 ngành này nên phải mất nhiều thời gian, công sức để hoàn tất thủ tục để được giới thiệu đến địa chỉ công tác của nhân vật. Khi đề xuất về những gương nêu ra được duyệt, các đơn vị- nơi có nhân vật sẽ thẩm định và chọn lọc lại lần nữa rồi mới liên hệ, sắp xếp để cho người viết gặp nhân vật. Viết bài về những người tốt này, cũng được “kiểm duyệt” qua nhiều khâu. Sau khi hoàn thành bài viết, phải gửi lại nhân vật đọc, trình cấp trên duyệt, chỉnh sửa thông tin cho chuẩn xác rồi mới đăng bài.

- Phải gắn việc viết về những tấm gương người tốt, việc tối với học tập và làm theo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hổ Chí Minh.

  1. Cách viết và in sách người tốt việc tốt

Bố cục đơn giản, theo một nguyên tắc chung là người tốt phải gắn với việc tốt

Viết về người tốt việc tốt là nêu gương những con người, nhằm mục đích đề cao đạo đức trong sáng cho mọi người dễ học, để noi theo. Do đó, so với các thể loại báo chí khác, bài viết người tốt, việc tốt thường có bố cục đơn giản, theo một nguyên tắc chung là người tốt phải gắn với việc tốt. Việc tốt là bằng chứng cho những phẩm chất của người tốt. Ở đây, hai yếu tố được gắn bó chặt chẽ với nhau: con người và sự việc. Đó là những chỉ dẫn cho người làm báo nhận biết để đi sâu vào thực tế viết gương người tốt, việc tốt được thuận lợi, dễ dàng nhưng lại có hiệu quả to lớn.

Đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở khi Bác có ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách người tốt, việc tốt, mà cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị: “Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường. Hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè đã rủ nhau đi lấy đất lấp lại cho đồng bào đi khỏi vấp ngã. Một người nông dân đi giữa trời mưa thấy bao gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm ni lông của mình ra đậy gạo. Cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc để cùng chia sẻ những khó khăn, cùng gánh vác công việc đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội…Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh thắng giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng”.

- Viết không hoa hòe, hoa sói

Bác Hồ đã từng viết gương người tốt, việc tốt. Theo Người, cách viết  ngắn gọn, trong sáng, hấp dẫn, không hoa hoè, hoa sói. Sách soạn ra cần có đủ mọi thành phần trong nhân dân, như một vườn hoa nhiều hương sắc... Một vườn hoa mà toàn hoa hồng cả, dù rất đẹp, nhưng đơn điệu. Chú ý là phải in đẹp và bán rẻ, phải chọn người biên tập có đạo đức, có trình độ.

Bác Hồ khuyên không nên viết dài, không tập trung, tô vẽ thêm làm mất tự nhiên; cũng không nên viết "Nhân vật hay suy nghĩ nội tâm quá, như trong tiểu thuyết ấy". Phải chọn, tìm những chuyện tiêu biểu nhất, điển hình nhất. Đó là những gương tiêu biểu cho đạo đức của ta... nên học lối viết theo cách kể chuyện dân gian cho thích hợp với những gương này, dễ nhớ và làm theo được.

- Phải tìm ra ưu điểm, việc tốt, đẩy lùi việc xấu

Bác Hồ cho rằng, cần phải biết tìm ra ưu điểm của mỗi người để khích lệ, động viên họ, như vậy tác dụng giáo dục sẽ cao hơn nhiều. Bác nói: "Khi nào mà phê bình một người có khuyết điểm thì nên tìm cho ra trong người đó họ đã làm những việc gì tốt, có ích cho xã hội. Ðó là tốt, mặc dù việc đó nhỏ”, vì trong mỗi người đều có thiện và ác, do đó cần làm cho phần tốt được nhân lên, phần xấu mất dần đi.

Càng có nhiều người làm việc tốt, thì những hành động cá nhân chủ nghĩa, như lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu, bè phái, thiếu dân chủ, làm việc tản mạn không có kế hoạch... sẽ ngày càng ít đi. Ðây là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

  1. Khen thưởng người tốt việc tốt

Khi trao đổi ý kiến về việc thưởng huy hiệu của mình, Bác nói: "Ðối với anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua được Ðảng và Nhà nước khen thưởng thì phải qua nhiều cấp, nhiều ngành cân nhắc, xét duyệt. Còn với người tốt làm những việc tốt thì việc khen thưởng có thể đơn giản hơn. Nếu Trung ương cho phép Bác làm, thì Bác nghe báo cáo, đọc báo và chỉ cần điều tra lại một chút cho đúng sự thật là Bác có thể thưởng huy hiệu".

Gần 5.000 huy hiệu của Bác tặng thưởng cho gương người tốt làm những việc tốt là cơ sở để làm thành các tập sách Người tốt, việc tốt. Theo Bác các tập sách này chỉ để ghi lại những con người và sự việc đã làm, từ đó phổ biến sâu rộng trong nhân dân, do đó cách viết cần giản dị và đúng sự thật.

Trong ngôi Nhà sàn của Bác tại Phủ Chủ tịch, trên bàn làm việc, trong phòng họp và phòng ngủ của Người đều có các cuốn sách Người tốt, việc tốt. Những tờ báo còn mang bút tích của Bác đánh dấu, ghi rõ khen thưởng huy hiệu cho những người tốt làm việc tốt. Thực hiện ý kiến của Người, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang trong giai đoạn quyết liệt thì những tập sách Người tốt, việc tốt "Vì nước vì dân", "Thế hệ anh hùng", "Dũng cảm đảm đang", "Việc nhỏ nghĩa lớn", "Hậu phương thi đua với tiền phương"... ra đời đã góp phần vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

 

ads.txt



 

THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điện thoại: 0243.201.1061/ 09046343880904153125
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 3
Trong tuần: 358
Lượt truy cập: 475933