VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Vai trò công tác thông tin cơ sở (dùng cho các lớp bồi dưõng công tác thông tin cơ sở)

1608052075702

VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VAI TRÒ CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ

 

(DÙNG CHO CÁC LỚP BỒI DƯỠNG

CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ)

 

 

MỞ ĐẦU

Vai trò của Công tác thông tin cơ sở được xác định chủ yếu trong Chỉ thị số số 07- CT/TW Ngày 5-9-2016 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới. Tiếp đó là Chỉ thị số 31-HD/BTGTW, Ngày 20/4/2017 của Ban Tuyên giáo Trung ương, hướng dẫn tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 07-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XII) về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”. Ngày 20/01/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 135/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

  1. VỊ TRÍ CỦA CƠ SỞ VÀ ĐẶC ĐIỂM THÔNG TIN Ở CƠ SỞ
    • Cấp cơ sở trong hệ thống chính trị nước ta
  • Cấp cơ sở là cấp nền tảng của hành chính
  • Gần dân nhất, trực tiếp liên quan đến nhân dân
  • Còn tồn tại nhiều yếu tố lạc hậu
  • Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu thông tin
  • Dân trí còn hạn chế
    • Đặc điểm thông tin ở cơ sở
  • Cơ sở hạ tầng thiếu thốn
  • Thiếu TV. Radio, báo chí
  • Tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tri thức khoa học, kỹ thuật khó khăn.
  1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÔNG TIN Ở CƠ SỞ

2.1. Ưu điểm:

- Góp phần phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở;

- Cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân trên địa bàn dân cư; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở (xã, phường, thị trấn).

2.2.  Hạn chế, bất cập

- Công tác thông tin cơ sở hiệu quả thấp;

- Nội dung thông tin còn ít thiết thực, chưa được phổ cập rộng rãi tới đa số người dân;

- Phương thức truyền thông chủ yếu vẫn theo cách làm truyền thống, chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

2.3. Nguyên nhân những hạn chế, bất cập

- Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác này;

cấp ủy, chính quyền các cấp ở nhiều nơi nhận thức chưa đầy đủ về phạm vi, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác thông tin cơ sở;

thiếu sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của các cấp, các ngành về phương thức truyền thông, về lựa chọn thông tin, kiến thức thiết thực cho cuộc sống, lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư ở cơ sở.

  1. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THÔNG TIN CƠ SỞ

3.1. Công tác thông tin cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị,

- Kết hợp chặt chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết chế văn hóa - thông tin ở cơ sở hiện có và chương trình nông thôn mới để làm tốt công tác thông tin ở cơ sở;

- Bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, kiến thức cần thiết cho cuộc sống lao động, sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn;

- Chủ động đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xấu độc, xuyên tạc, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.

3.2. Hiện đại hóa công tác thông tin cơ sở, đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền miệng

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, truyền thông đa phương tiện để tổ chức công tác thông tin cơ sở;

- Đồng thời chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền miệng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở cần được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng có hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

3.3. Đáp ứng nhu cầu đa dạng về thông tin của người dân ở cơ sở, tăng tính thuyết phục

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,

- Các đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kênh hoặc chương trình truyền thông chuyên đề cơ sở

- Chương trình nội cần theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân ở từng vùng, miền, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ít có điều kiện tiếp cận thông tin.

- Tuyên truyền, chỉ rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, của các cơ quan thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản..., nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin cơ sở;

- Chú trọng tuyên truyền phát hiện, nhân rộng những điển hình, nhân tố mới, những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở;

- Đấu tranh, phê phán những biểu hiện tiêu cực, bưng bít thông tin hoặc thông tin không chính xác, gây cản trở việc triển khai thực hiện công tác thông tin cơ sở cũng như việc thực hiện quyền được thông tin và tiếp cận thông tin của công dân.

3.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong đổi mới công tác thông tin cơ sở

- Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa- thông tin cơ sở hiện có (đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện - văn hóa xã, tủ sách pháp luật, cụm thông tin cổ động nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng, thư viện, đội chiếu phim lưu động…)

- Phải đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới.

3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin

 

- Thiết lập bảng tin điện tử công cộng đặt tại địa điểm thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin là một trong các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT  - viễn – thông.

- Thiết lập bảng tin điện tử công cộng.

- Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ phụ trách về CNTT và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.

- Phát huy vai trò của hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong đời sống hiện đại

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Thông tin cơ sở và các đơn vị chức năng liên quan) thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng ứng dụng trên thiết bị thông minh; xây dựng “Hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở”; tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin cơ sở.

3.6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng nội dung thông tin và các hoạt động thông tin cơ sở, gồm:

+ Chỉ đạo việc xây dựng, kiện toàn và hướng dẫn hoạt động của các ban tuyên giáo, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở;

+ Biên soạn, cung cấp tài liệu tuyên truyền, bảo đảm sự thống nhất, đúng định hướng của Đảng; đôn đốc, kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết

- Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác thông tin ở cơ sở, gồm:

+ Bảo đảm quản lý thống nhất về hạ tầng thông tin ở cơ sở;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện quy trình tiếp nhận thông tin và trả lời phản ánh của người dân thông qua công tác thông tin cơ sở.

+ Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh tổ chức rà soát, xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách về CNTT và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng CNTT để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật, biên tập, sản xuất nội dung chương trình theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng nội dung thông tin;

+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về sử dụng CNTT, công nghệ số để quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin.

- Hằng năm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Công tác thông tin cơ sở.

 

ads.txt

THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điện thoại: 0243.201.1061/ 09046343880904153125
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 10
Trong ngày: 21
Trong tuần: 354
Lượt truy cập: 500259