VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Nguyên tắc viết bài "bình luận ngắn" tạo sự khác biệt cho báo điện tử

ads.txtBình luận nói riêng, các thể loại báo chí chính luận nói chung là thể loại báo chí xuất hiện từ lâu trên thế giới, và ngay lập tức tạo được dấu ấn riêng, nhờ những đặc trưng về thể loại có sự khác biệt rõ ràng so với các thể loại báo chí thông tấn như tin, bài phản ánh, phỏng vấn… Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới thiệu cuốn sách "Bình luận ngắn - Lý thuyết, Kỹ năng và Thực tiễn" của TS. Nguyễn Tri Thức đến bạn đọc.

 

Bìa sách

Việc lựa chọn đề tài, triển khai tác phẩm với các luận điểm, luận cứ, luận chứng xác đáng, thuyết phục, lý giải ngắn gọn, sâu sắc, rõ ràng, chính xác bản chất mà chủ đề bài bình luận đề cập. Đó chính là việc nêu quan điểm, chính kiến của người viết, cũng như tòa soạn về vấn đề nhiều người quan tâm tại thời điểm bài bình luận xuất hiện, thậm chí là dự báo diễn tiến trong tương lai. Bên cạnh đó, là việc sử dụng ngôn ngữ báo chí, văn phong mang đậm dấu ấn cá nhân người viết, không gò bó, chật chội, khuôn khổ, phép tắc…

Chính vì vậy, nhiều tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã chú trọng đầu tư cho thể loại bình luận với nhiều tên gọi khác nhau trong các chuyên mục, trên tất cả các lĩnh vực mà cơ quan báo chí có đề cập đến, từ văn hóa, thể thao, quốc tế đến kinh tế, xã hội, chính trị... Song song đó, là việc chú trọng đầu tư, xây dựng những cây bút chuyên viết bình luận, với cách tiếp cận sự kiện, chủ đề độc đáo, tinh tế, việc nêu quan điểm, chính kiến rõ ràng, trực diện cùng giọng điệu, văn phong đặc trưng, thu hút sự chú ý của công chúng.

Trong thể loại bình luận, bình luận ngắn (chủ yếu xét về số chữ trong một bài) là phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất, bởi những ưu thế nổi trội như phản ánh sâu một vấn đề thời sự với lý lẽ, lập luận, minh chứng thuyết phục, giúp công chúng hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề, nhất là những vấn đề còn không ít tranh cãi, qua đó có thể tin, nghe và làm theo. Từ không ít chuyên mục bình luận ngắn đã xuất hiện các cây bút, tờ báo có tên tuổi, tạo vị thế, uy tín trong làng báo, đủ sức thuyết phục công chúng. Những người viết bình luận được gọi là những nhà bình luận đầy sự tôn trọng, vị nể.

Tại Việt Nam, thể loại bình luận ngắn cũng xuất hiện khá sớm. Ngày nay, bình luận ngắn xuất hiện ở tất cả các loại hình báo chí, với những phương thức xây dựng, chuyển tải thông tin khác nhau. Bình luận ngắn xuất hiện trên hầu khắp các lĩnh vực, như: văn hóa – văn nghệ, thể thao, kinh tế, xã hội, quốc tế, chính trị, nội chính… với nhiều tên gọi chuyên mục khác nhau, như: Sự kiện và Bình luận, Thời sự và Suy nghĩ, Thời luận, Tiêu điểm, Sổ tay, Góc nhìn, Quan điểm, Kính đa tròng, Chào buổi sáng, Suy ngẫm, Theo dòng thời sự… Các bài bình luận ngắn thường có độ dài từ khoảng 500 đến 1.000 chữ, tùy theo báo in, hay báo mạng điện tử; thường do một, hoặc một số người viết cố định đối với những chuyên mục cụ thể đề cập đến phạm vi, lĩnh vực nào đó…

Cũng như trên thế giới, tại Việt Nam, không ít tờ báo, nhà báo, chuyên mục chú trọng thể loại bình luận ngắn đã tạo dựng được tên tuổi, uy tín, vị thế của mình, thuyết phục được công chúng bởi cả nội dung, hình thức chuyển tải tác phẩm, trở thành “địa chỉ tin cậy”, là sự mong chờ của nhiều người đọc… Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin, truyền thông xã hội lấn át, vượt trội trong việc đưa tin ban đầu (chưa nói đến thật - giả cần phải kiểm chứng), công chúng rất cần những bài bình luận ngắn để vừa đáp ứng thông tin thời sự, vừa lý giải bản chất thông tin với những phân tích, luận giải, chứng minh có cơ sở, lý lẽ thuyết phục cùng lối hành văn độc đáo, giản dị, bản sắc, dễ hiểu…

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể viết được thể loại báo chí này, không phải ai cũng được “thử sức”. Thông qua quá trình nghiên cứu về báo chí trong nước và trên thế giới, từ việc giảng dạy tại các cơ sở báo chí có liên quan đến bình luận ngắn, cũng như các thể loại chính luận báo chí cùng kinh nghiệm thực tiễn công tác, viết bình luận ngắn của mình, chúng tôi xin đúc kết lại một số kinh nghiệm trong việc nhận diện thể loại bình luận ngắn, cách thức, kỹ năng để viết thành công một bài bình luận ngắn, cũng như một số vấn đề cần lưu ý khi viết thể loại độc đáo, đặc sắc nhưng khá phổ biến này…

Sách có tại Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trân trọng chia sẻ cùng quý bạn đọc.

PV AJC

 

Ads
728x90px
Ads
mh20240527_105505055
Ads
banner-ad-300-x-250-your-ad-here-300x250-1
THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điện thoại: 0243.201.1061/ 09046343880904153125
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 188
Trong ngày: 573
Trong tuần: 573
Lượt truy cập: 514157