VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THE INSTITUTE FOR THE APPLICATION OF INFORMATION AND COMMUNICATION TECHNOLOGY

BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THEO CHỨNG NHẬN SỐ A-1888 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NGÀY 12/3/2018. Chịu trách nhiệm nội dung website: GS.TSKH Phan Xuân Sơn. Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh ☎️ 0927890588

Cần Biết Về Chữ Ký Số Và Chứng Thư Số

1. Khái niệm về Chữ ký số và chứng thư số:

Nắm rõ khái niệm để hiểu và biết cách sử dụng hợp lý chữ ký số kết hợp với chứng thư số trong quá trình lưu trữ và chuyển tiếp hóa đơn điện tử.

1.1 Chữ ký số:

Chữ ký số cũng tương tự như chữ ký truyền thống, đều thể hiện sự xác nhận cam kết về tính pháp lý của doanh nghiệp hay cá nhân nào đó. Tuy nhiên, chữ ký số được thể hiện dưới hình thức khác, dựa trên công nghệ mã hóa công khai RSA. Mỗi cá nhân, tổ chức sử dụng đều có một cặp khóa (key pair) gồm: một khóa công khai gọi là Public Key và một khóa bí mật gọi là Private Key.

  • Khóa công khai (Public key): Là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.
  • Khóa bí mật (Private key): Là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mã không đối xứng được dùng để tạo chữ ký số.
  • Ký số: Là thực hiện đưa khóa bí mật vào một phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.

1.2. Khái niệm chứng thư số:

Chứng thư số còn được hiểu như một chứng minh thư hay hộ chiếu. Dùng để xác nhận danh tính của một đối tượng nào đó trong môi trường máy tính và internet. Do tổ chức sử dụng dịch vụ cung ứng chữ ký số cung cấp. Như vậy, chứng thư số được hiểu là chứng minh có tính hợp pháp, hợp lệ đích danh của chữ ký số của một cá nhân hay tổ chức.

Thông thường, chứng thư số là cặp khóa và được mã hóa dữ liệu bao gồm các thông tin như: Mã số thuế của doanh nghiệp, công ty… Các tài liệu này sẽ dùng để khai báo hải quan, nộp thuế qua mạng và thực hiện giao dịch điện tử khác như hóa đơn điện tử.

Chứng thư số phải có các thông tin sau đây:

  • Thông tin (tên) của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Thông tin (tên) của thuê bao
  • Có số hiệu của chứng thư số
  • Có thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Có khóa công khai của thuê bao (Public key)
  • Có chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Và một vài thông tin khác như: Các hạn chế về phạm vi, mục đích sử dụng chứng thư số…

Cách sử dụng chữ ký số và chứng thư số:

2.1. Chữ ký số:

Trong thời đại công nghệ số kết hợp với mạng internet, thì việc sử dụng chữ ký số để xác nhận nội dung văn bản từ mẫu chữ ký viết tay. Sau đó, mã hóa hóa chữ ký viết tay để thành một một chữ ký điện tử với độ bảo mật cao, thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử.

Hỗ trợ doanh nghiệp kê khai hải quan, kê khai thuế qua mạng, giao dịch trong các lĩnh vực bảo hiểm nhanh chóng, dễ dàng và ký điện tử vào hóa đơn điện tử.

Hiện nay, thiết bị thể hiện chữ ký số chủ yếu là USB Token. Là một thiết bị phần cứng sử dụng để tạo ra cặp khóa (Public Key và Private key) và cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng.

Ngoài ra, còn giúp xác thực hóa đơn điện tử của đơn vị phát hành. Thì thực hiện ký xác nhận cho một hóa đơn đã lập xong hoặc ký cùng lúc nhiều hóa đơn.

2.2. Chứng thư số:

Không như chữ ký số, chứng thư số được sử dụng để xác nhận danh tính của một đối tượng hay tổ chức khi tham gia vào giao dịch điện tử trên máy tính và internet.

Giúp cá nhân hay đối tượng gắn định danh với một Public Key bằng cách sử dụng chứng thư số. Và phải được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền các định nhận danh và có quyền cấp chứng thư số, thì mới được sử dụng chứng thư số.

So sánh chữ ký số và chứng thư số:

Có thể thấy rằng chứng thư số và chữ ký số đều mang một vai trò khác nhau.

  • Chứng thư số dùng để xác minh danh tính đối tượng thực hiện việc ký số có đúng hay không. Còn chữ ký số đóng vai trò xác nhận thông tin văn bản, nội dung cam kết của cá nhân hay tổ chức.
  • Mối quan hệ giữa chứng thư và chữ ký số là mối quan hệ hỗ trợ. Trong đó, chữ ký số được xem như là chữ ký điện tử an toàn khi thời gian chứng thư số được tạo ra có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.
  • Trước tiên, doanh nghiệp cần có chứng thư số, thì mới tạo được chữ ký số. Và chứng thư số cần có các thông tin cần thiết theo yêu cầu.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thường gặp nhiều vấn đề khi khách hàng không có chữ ký số, đặc biệt là trong việc sử dụng hóa đơn điện tử. Theo yêu cầu, nếu khách hàng không thuộc 2 trường hợp sau đây thì không yêu cầu có chữ ký số:

  • Trường hợp: Bên mua không phải là đơn vị kế toán
  • Trường hợp: Bên mua là đơn vị kế toán có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu xuất kho, …

 

 ads.txt

THÔNG TIN LIÊN HỆ
VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Điện thoại: 0243.201.1061/ 09046343880904153125
Email: vien.iaict@gmail.com
Địa chỉ: Tầng 5 - Số 7 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TSKH Phan Xuân Sơn
Chịu trách nhiệm kỹ thuật website: Kỹ sư CNTT Phạm Thị Ngọc Thanh  ☎️ 0927890588

 

THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 6
Trong ngày: 28
Trong tuần: 360
Lượt truy cập: 500622